Những lễ hội Nhật Bản nổi tiếng dành cho trẻ em

Những lễ hội Nhật Bản nổi tiếng dành cho trẻ em

Cũng giống như Việt Nam có ngày tết thiếu nhi thì tại Nhật Bản cũng có những lễ hội Nhật Bản được tổ chức dành riêng cho trẻ em. Tùy theo văn hóa và phong tục của mỗi nước mà những ngày lễ này sẽ một vài sự khác biệt. Vậy lễ hội trẻ em tại Nhật Bản có gì đặc biệt hơn so với các quốc gia khác? Cùng Tiếng Nhật trẻ em KIZUKI tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ngày tết thiếu nhi 5/5 tại Nhật Bản

Ngày tết thiếu nhi Nhật Bản là ngày gì?

Nếu như vào ngày 5/5 hằng năm, tại các quốc gia khác ở Châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, HongKong diễn ra ngày tết Đoan Ngọ thì ở Nhật Bản đây là ngày tết thiếu nhi dành cho trẻ em Nhật Bản. Tết thiếu nhi được gọi là こどもの日 – Kodomo no Hi, đây là lễ hội Nhật Bản mang ý nghĩa cầu chúc cho tất cả trẻ em được hạnh phúc và khỏe mạnh.  

Ngày tết thiếu nhi Kodomo no Hi - Một trong những lễ hội của Nhật Bản 
Ngày tết thiếu nhi Kodomo no Hi – Một trong những lễ hội của Nhật Bản

Thực ra trước đây tết thiếu nhi vốn là ngày dành cho các bé trai, với ý nghĩa cầu chúc cho các bé mau chóng trưởng thành và nhìn nhận cha của mình. Ngày của bé gái được diễn ra vào ngày 3 tháng 3. Tuy nhiên, kể từ năm 1948, Chính phủ Nhật đã đổi ngày 5 tháng 5 thành lễ hội Nhật Bản dành cho tất cả trẻ em trên toàn nước Nhật với mong muốn tất cả các bạn nhỏ đều được bình an, đều có niềm vui và hạnh phúc. Đồng thời, điều này cũng nhằm tránh đi sự phân biệt giới tính giữa nam và nữ tại Nhật Bản.

Xem thêm: Sách học tiếng nhật cho trẻ em

Những biểu tượng trong ngày tết thiếu nhi Kodomo no Hi

Cờ cá chép Koinobori (鯉幟)

Trong ngày tết thiếu nhi, các gia đình sẽ treo những lồng đèn, cờ cá chép Koinobori ngoài trời, đu đưa theo gió. Khi gió nổi lên, không khí sẽ luồng vào miệng cá, khiến chúng bay lên như đang bơi lội trong không trung. Người Nhật chọn hình ảnh cá chép bởi trong thần thoại Trung Quốc tồn tại sự tích về hình ảnh cá chép bơi ngược dòng trở thành rồng. Chính vì thế, mọi người quan niệm rằng cá chép sẽ mang lại may mắn và sức mạnh cho trẻ em, tựa như hình ảnh cá chép bơi ngược dòng nước, vượt qua thác cao để lên thượng nguồn.

Hình ảnh lồng đèn cá chép được treo ở mọi ngóc ngách đường phố trong ngày lễ hội Nhật Bản
Hình ảnh lồng đèn cá chép được treo ở mọi ngóc ngách đường phố trong ngày lễ hội Nhật Bản

Ở một số gia đình Nhật Bản, lồng đèn cá chép sẽ được treo theo màu sắc tượng trưng cho mỗi thành viên trong gia đình:

  • Cá chép màu đen tượng trưng cho người cha với tính cách trầm tĩnh, kiên nhẫn vì nhìn chúng tựa như mặt nước trước mùa đông tĩnh lặng, là ngọn nguồn của mọi sự sống. 
  • Cá chép màu đỏ tượng trưng cho màu lửa vào mùa hạ, là hình ảnh gắn với người mẹ. Mùa hạ là mùa sinh sôi nảy nở của các muôn loài, lửa làm mọi vật sinh trưởng dồi dào là biểu hiện cho trí tuệ.
  • Cá chép màu xanh thể hiện màu của cây cỏ hoa lá mùa xuân, tượng trưng cho sự phát triển của trẻ em.

Ngày nay, lồng đèn cá chép được thiết kế với nhiều màu sắc sặc sỡ hơn: vàng, cam, xanh dương, nâu,… Điều này làm cho không khí lễ hội Nhật Bản ngày càng sinh động và rực màu hơn. Hình ảnh những chiếc đèn lồng cá chép tung bay trong gió càng làm nổi bật nét đẹp hòa quyện giữa thiên nhiên và đất trời, cũng như nét đẹp văn hóa, truyền thống trong những lễ hội Nhật Bản.

Lá Shobu (菖蒲)

Shoubu là lá của cây xương bồ với một mùi hương rất đậm cùng hình dáng rất đặc biệt. Nếu nhìn qua bạn sẽ thấy chúng có hình ảnh như một thanh gươm, đề cao tinh thần thượng võ.

Shoubo bên cạnh dùng làm nước tắm tốt cho sức khỏe thì còn được dùng để làm thuốc, trừ tà trong phong tục Nhật Bản thời xưa. Vào ngày tết thiếu nhi, cha mẹ sẽ đun nước từ loại cây này tắm cho con nhằm ngụ ý muốn con lớn lên mạnh mẽ, biết chống lại cái ác để bảo vệ chính nghĩa và đạt được thành công. 

Bánh Kashiwa Mochi (柏餅) và Chimaki (粽)

Sau khi tắm bằng lá Shoubu, những đứa trẻ Nhật Bản sẽ được ăn 2 loại bánh đặc biệt được làm từ gạo nếp có tên là Kashiwa Mochi và Chimaki. Trong khi bánh Kashiwa Mochi làm từ bột nếp nhân đậu đỏ và được gói bằng lá sồi thì Chimaki cũng làm từ bột nếp nhưng được gói bằng lá tre. Sở dĩ được gói bằng 2 loại lá này là do người Nhật quan niệm cây sồi và cây tre tượng trưng cho sức mạnh và cuộc sống thành công. Qua đó có thể mang lại may mắn và tài lộc cho con cháu.

Búp bê Kintaro (金太郎) và mũ sắt Kabuto (兜)

Người Nhật còn trưng bày những con búp bê Kintaro trong ngày tết thiếu nhi để biểu tượng cho sức mạnh khỏe khoắn của bé trai. Trong truyền thuyết Nhật Bản đây là một vị anh hùng nổi tiếng có sức mạnh phi thường khi còn nhỏ. Kintaro đã cưỡi một con cá chép khổng lồ, đội trên đầu mũ sắt của võ sĩ (Kabuto). Ngày nay 2 biểu tượng này được trưng bày nhiều trong gia đình vào ngày lễ hội Nhật Bản của trẻ em.

Các hoạt động đặc sắc trong ngày tết thiếu nhi

Người Nhật thường chuẩn bị rất kỹ lưỡng vào những ngày lễ vì thế Tết thiếu nhi cũng không nằm trong ngoại lệ. Lễ hội Nhật Bản thường rơi vào những ngày cuối tuần nên các bé sẽ có nhiều thời gian vui chơi hơn bên gia đình. Các hoạt động dành cho ngày này có thể kể đến: gấp giấy báo làm cờ cá chép Koinobori, gấp giấy xếp origami, mũ Kabuto, ngâm mình bằng loại hoa diên vĩ,…

Ngoài ra, mọi người cũng sẽ dễ dàng bắt gặp những chiếc đèn lồng cá chép treo trước cửa ở khắp mọi nơi trên đường phố. Âm thanh của bài hát truyền thống lễ hội Nhật Bản – Koinobori sẽ được cất lên, hòa theo với tiếng cười, niềm vui và háo hức của những đứa trẻ, của mọi gia đình.

Khung cảnh rực rỡ ngày tết thiếu nhi Nhật Bản 5/5
Khung cảnh rực rỡ ngày tết thiếu nhi Nhật Bản 5/5

Lễ hội 7-5-3 tại Nhật Bản – Sự trưởng thành của trẻ

Lễ hội 7-5-3 là gì?

Shichi-Go-San (七五三) hay còn gọi nghĩa đen là “Bảy-năm-ba” là lễ hội Nhật Bản được tổ chức vào ngày 15 tháng 11 hằng năm. Những gia đình có bé gái lên 3 tuổi hoặc 7 tuổi và những gia đình có bé trai 5 tuổi sẽ được tham gia vào ngày hội này.

Lễ trưởng thành được tổ chức nhằm ăn mừng và cầu chúc sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần cho các bé, bên cạnh đó còn có ý nghĩa cầu mong sự bình an. Vào dịp này các bé sẽ được mặc những bộ đồ Kimono truyền thống và được đưa đến các đền thờ để cầu nguyện cho sức khỏe và hạnh phúc. Sau đó, các bé sẽ được nhận kẹo nghìn năm “chitose ame” và được bố mẹ chụp hình để lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp.

Lễ hội Nhật Bản 7-5-3 diễn ra như thế nào?
Lễ hội Nhật Bản 7-5-3 diễn ra như thế nào?

Lý giải độ tuổi 7-5-3 trong lễ hội

Lý do người Nhật tổ chức lễ hội Nhật Bản dành riêng cho những độ tuổi này là do những con số 3, 5, 7 là những con số mang lại may mắn theo thần số học Đông Á. Trong thời kỳ cổ đại, đây là những lứa tuổi gắn liền với các cột mốc vô cùng quan trọng trong cuộc đời của một đứa trẻ.

  • 3 tuổi: Trẻ em không cần phải cạo tóc nữa và được phép nuôi tóc. Ở độ tuổi này, trẻ cũng đã có những cải thiện đáng kể trong khả năng ngôn ngữ và bắt đầu được mặc những trang phục truyền thống của Nhật Bản.
  • 5 tuổi: Trẻ bắt đầu có tư duy logic rõ ràng hơn. Đây cũng sẽ là lần đầu tiên mà các bé trai 5 tuổi được mặc trang phục “hakama” chính thức.
  • 7 tuổi: Trẻ em bắt đầu thay răng. Với những bé gái, đây là thời điểm để bé bắt đầu sử dụng một chiếc khăn choàng gọi là “obi” để buộc kimono.

Ngoài ra, các số lẻ trong văn hóa Nhật Bản cũng được xem là sự may mắn.

>>> Xem thêm: Câu đố về lễ hội 7-5-3

Điểm đặc biệt trong lễ hội Nhật Bản 7-5-3

Nếu đến thăm nước Nhật vào dịp tháng 11, bạn sẽ bị ấn tượng bởi những cô cậu bé xúng xính trong bộ Kimono hay Hakama truyền thống, tay trong tay cùng bố mẹ đến viếng thăm các đền thờ. 

Trong thời hiện đại, người Nhật không hay ăn mừng ngày Shichi-Go-San vào ngày 15 tháng 11 nữa, trừ khi nó rơi vào ngày cuối tuần. Điều này được lý giải là do tất cả mọi người đều bận rộn, vì thế nếu muốn viếng thăm đền thờ chỉ có thể đợi khi gia đình có một ngày nghỉ. Thông thường, ngày lễ trưởng thành sẽ diễn ra vào cuối tuần gần ngày 15 tháng 11 nhất.

Trong ngày 7-5-3, trẻ em sẽ không chỉ được mặc lên người những bộ quần áo đẹp mà còn được nhận một loại kẹo đặc biệt chỉ được phát riêng cho ngày lễ hội Nhật Bản này. Loại kẹo này có tên là Chitose Ame (千 歳 飴) – kẹo ngàn năm, là loại kẹo dài có màu đỏ và trắng, độ dày khá mỏng được bọc kỹ càng trong một lớp giấy trang trí hình một con hạc và một con rùa. 

Kẹo Chitose Ame tượng trưng cho sức mạnh và sự trường thọ, nhằm cầu chúc cho cuộc sống lâu bền tại Nhật Bản. Hơn nữa, giấy gói là loại dướng mỏng và trong suốt nên bé có thể ăn được.

Trên đây Tiếng Nhật trẻ em KIZUKI đã giới thiệu đến các bạn một số lễ hội Nhật Bản nổi tiếng dành cho trẻ em. Việc học hỏi và tham gia trải nghiệm các lễ hội ở Nhật Bản là một trong những hoạt động cực kỳ cần thiết trong quá trình trẻ học tiếng Nhật để các bé dễ dàng tiếp thu và tăng sự hứng thú trong học tập hơn. Tại Trung tâm ngoại ngữ Kizuki, chúng tôi không chỉ đào tạo tiếng Nhật mà còn rèn luyện các tác phong của người Nhật và cho trẻ được trải nghiệm những văn hóa đặc sắc của đất nước Nhật Bản. Nếu có bất kỳ thắc mắc, vui lòng liên hệ qua hotline: 0983773473-0904822216 để được giải đáp nhanh nhất!