Tìm hiểu những điều đặc biệt về văn hóa phong tục Nhật Bản

Tìm hiểu những điều đặc biệt về văn hóa phong tục Nhật Bản

Bên cạnh phong cảnh tuyệt đẹp, nền ẩm thực độc đáo thì những phong tục tập quán “độc nhất vô nhị” ở Nhật luôn được nhiều người quan tâm. Để hiểu rõ hơn về văn hóa phong tục Nhật Bản, hãy cùng Tiếng Nhật trẻ em KIZUKI tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!

Những phong tục trong cuộc sống hàng ngày của người Nhật

Nhật Bản được biết đến là một quốc gia có tính đồng nhất về bản sắc dân tộc và văn hóa lối sống, do đó mà phong tục tập quán của nước Nhật cũng có một số phép tắc nhất định. Hãy cùng Tiếng Nhật trẻ em KIZUKI khám phá ngay vẻ đẹp của người Nhật nhé!

Văn hóa xếp hàng ở mọi nơi

Trẻ em Nhật xếp hàng khi đi qua đường
Trẻ em Nhật xếp hàng khi đi qua đường

Như chúng ta đã biết, người Nhật rất coi trọng kỷ luật, dù bạn là ai làm công việc gì hay ở bất kỳ vị trí nào đi chăng nữa thì khi sử dụng dịch vụ công cộng bạn cần tuân thủ quy tắc xếp hàng theo thứ tự trước sau. 

Khi tham gia vào hoạt động cộng đồng tại Nhật thì bạn có thể bắt gặp những cảnh khi cửa thang máy, tàu điện ngầm mở cửa, xin hãy nhường ghế cho hành khách ra hết sau đó mới được bước vào theo thứ tự lần lượt hàng đã được sắp xếp. Điều này nói lên rất rõ về quy tắc sống của người Nhật, sống và làm việc theo nguyên tắc.

Không đi giày vào trong nhà

Khi đặt chân đến “đất nước mặt trời mọc” bạn cần lưu ý để giày dép đúng nơi quy định. Với con người Nhật, giày dép đi ngoài đường được xem là những món đồ không vệ sinh, cấm kỵ và không được mang vào sử dụng trong nhà. Do đó, trước cửa nhà của người Nhật thường có kệ để giày. Đặc biệt, khi đến những nơi linh thiêng như đền chùa, bắt buộc phải bỏ giày dép trước khi bước vào cửa.

Không những vậy, khi đến công ty Nhật làm việc, bước vào cửa bạn sẽ được hướng dẫn thay giày dép và sử dụng dép riêng trong nhà và nếu bạn sử dụng toilet, dép dành riêng trong khu vực toilet cũng được yêu cầu thay trước cửa. Đồng thời cũng đừng quên đổi lại dép khi ra khỏi khu vực toilet này. 

Cúi đầu khi chào hỏi hay nói cảm ơn

Cúi đầu chào hỏi là nét văn hóa phong tục Nhật Bản
Cúi đầu chào hỏi là nét văn hóa phong tục Nhật Bản

Khi tiếp xúc với người Nhật, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hành động cúi đầu khi chào hỏi hay cảm ơn. Ngay cả khi bạn đi ngang qua người quen thì việc gật đầu nhẹ cũng khá phổ biến. 

Không chỉ khi chào hỏi mà khi bày tỏ lòng biết ơn hay trong trường hợp gọi theo ai đó để họ dừng lại thì cũng phải nói “Sumimasen” – xin lỗi.

Không ít người thắc mắc vì sao họ lại xin lỗi mặc dù không làm sai? Tuy nhiên, người Nhật đánh giá rất cao sự khiêm tốn này. Tự hạ thấp bản thân là hành động thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với đối phương và nó đã trở thành một phần văn hóa Nhật trong nhiều năm qua. Đó là lý do tại sao người Nhật có cách thể hiện sự tôn trọng và khiêm tốn có thể gây khó khăn cho người nước ngoài khi tìm hiểu về đất nước này.

>>> Cùng tìm hiểu về “Cách chào của người Nhật

Hạn chế việc ăn uống khi đang đi đường

Với người Nhật, vừa đi vừa ăn là hành động bất lịch sự, thậm chí là thô lỗ, mất vệ sinh. Tại các quầy ăn nhanh dọc đường, bạn có thể ăn tại chỗ rồi vứt rác đúng quy định. Trên các phương tiện công cộng như: xe buýt, tàu điện ngầm,… càng không nên sử dụng đồ ăn nếu không bị coi là người thiếu văn hóa. 

Dùng đũa ăn đúng cách

Văn hóa ẩm thực và phong tục tập quán ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau và bạn cũng nên tự điều chỉnh bản thân sao cho phù hợp khi đến xứ sở đất nước mặt trời mọc. Khi ngồi vào bàn ăn cách sử dụng đũa cũng phải học. Hành động gác đũa trên bát là điều đặc biệt cấm kỵ trong bữa ăn bởi điều này ám chỉ có tang tóc không may mắn.

Hãy nên gác đầu đũa trên đồ kê ở bàn ăn. Trong văn hóa phong tục Nhật Bản, khi có ai đó gắp thức ăn cho bạn, bạn không được đưa đũa của mình ra nhận trực tiếp mà thay vào đó là đưa bát của mình lên đón nhận rồi mới dùng đũa đưa lên miệng. Điều này thể hiện bạn tôn trọng họ cũng như văn hóa phong tục Nhật Bản.

Tuyệt đối không gây tiếng ồn nơi công cộng

Tại những nơi diễn ra hoạt động tập thể hay công cộng như: sân banh, tàu điện ngầm, nhà ga,… bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh người Nhật luôn phát ra âm thanh nhỏ nhẹ, không nói chuyện riêng, ngồi chăm chú đọc sách thay vì ngồi tán chuyện hay gọi điện thoại gây ồn ào ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của những người xung quanh. Đây được xem là quy tắc sống tôn trọng bản thân, tôn trọng mọi người xung quanh mình.

Nhận và đưa đồ bằng hai tay

Nhận đồ ăn bằng 2 tay
Nhận đồ ăn bằng 2 tay

Việc bạn đưa đồ hoặc nhận đồ từ ai đó cũng cần phải lịch sự và văn hóa. Việc dùng 2 tay khi đưa hoặc nhận đồ là điều cần thiết, đặc biệt khi giao tiếp với người lớn tuổi ở Nhật. 

Hành động nhận và đưa đồ bằng 2 tay tại đất nước này được gia đình cũng như trường học giáo dục từ nhỏ, tạo ý thức kĩ năng sống tốt cho người Nhật.

>>> Xem thêm: Cách dạy con của người Nhật

Tránh típ tiền cho nhân viên bồi bàn

Mặc dù ở các nước phương Tây, việc đặt típ cho bồi bàn là “luật bất thành văn”, nhưng ở đất nước Nhật Bản không có tục lệ này. Họ sẽ cho rằng  bạn đang coi thường họ và không được chào đón. 

Các loại thuế đã được tính gộp trong phí sử dụng dịch vụ không phải trả thêm bất cứ phí nào khác. Văn hóa típ tiền áp dụng đúng nơi đúng địa điểm mới thực sự mang lại giá trị cho hành động đó 

Một số nét văn hóa phong tục Nhật Bản

Dưới đây là một số nét văn hóa của người Nhật mà có thể bạn chưa biết.

Văn hóa đọc sách

Khác với một số quốc gia khác, Nhật Bản rất coi trọng việc đọc sách. Nếu như đã đến Nhật bạn sẽ bắt gặp nét đẹp văn hóa này trên các tuyến xe buýt, xe khách, trên gas tàu điện ngầm, công viên,… Họ đọc sách ở mọi lúc mọi nơi để nâng cao giá trị tri thức của mình. Nét đẹp văn hóa này thể hiện ý thức của người Nhật được giáo dục góp phần mang lại giá trị to lớn cho đất nước và con người.

Văn hóa trà đạo

Văn hóa trà đạo - văn hóa phong tục Nhật Bản 
Văn hóa trà đạo – văn hóa phong tục Nhật Bản

Người Nhật có văn hóa thưởng thức trà đạo rất đặc biệt và tinh tế. Văn hóa trà đạo này được bắt nguồn và hình thành từ đầu thế kỷ thứ 12 cho đến nay đang được người dân Nhật Bản phát huy giữ gìn vẻ đẹp truyền thống này.

Văn hóa thưởng thức món trà đạo mang lại giá trị văn hóa tinh thần và hướng con người tới 4 chữ: hòa, kính, thanh, tịch. Có nghĩa, hòa là hòa bình, kính chỉ sự tôn kính với bề trên người lớn tuổi, thanh nói đến sự thanh khiết, tịch nói về sự an nhàn.

Trang phục truyền thống Kimono

Trang phục Kimono luôn được ưa chuộng trong nhiều lễ hội truyền thống
Trang phục Kimono luôn được ưa chuộng trong nhiều lễ hội truyền thống

Khi đến Nhật Bản thì điều đầu tiên mà nhiều người thường nhắc đến đó là trang phục Kimono. Trang phục Kimono luôn được ưa chuộng sử dụng trong nhiều lễ hội truyền thống. 

Khi mặc áo Kimono người dân ở đất nước này thường kết hợp đi guốc gỗ và đeo tất màu trắng. Màu sắc trang phục sặc sỡ, bắt mắt,… theo đó là nguyên tắc mặc rất cầu kỳ để phù hợp với từng lễ hội. Nhìn vào cách mặc trang phục truyền thống Kimono mà người dân Nhật mặc họ có thể được người đó mặc Kimono với mục đích gì, dự lễ gì, có gia đình hay chưa?

Trên đây là một số văn hóa phong tục Nhật Bản đặc trưng của quốc gia này, hy vọng phần tổng hợp văn hóa của Nhật Bản này đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu hơn về Nhật Bản để nhanh chóng thích nghi trong quá trình sống, học tập và làm việc tại đây. Đừng quên liên hệ với Tiếng Nhật trẻ em KIZUKI nếu như bạn muốn học hỏi thêm nhiều kiến thức của văn hóa phong tục Nhật Bản.