Giúp trẻ hứng thú với hoạt động cầm bút viết như thế nào?

Giúp trẻ hứng thú với hoạt động cầm bút viết như thế nào?

CHỦ ĐỀ: GIÚP TRẺ HỨNG THÚ VỚI HOẠT ĐỘNG CẦM BÚT VIẾT

Cầm bút là một kỹ năng cần thiết trước khi bước vào lớp một của trẻ. Khi trẻ biết cách cầm bút đúng, có khả năng cầm bút chắc sẽ giúp con tự tin và hào hứng với các bài tập viết. Kỹ năng này con sẽ thường được chú trọng rèn luyện trước khi bước vào lớp 1.

Có nhiều phụ huynh sẽ cho con làm quen chơi cùng với bút từ rất sớm, ngay khi con biết cầm nắm được đồ vật. Vậy việc giúp con làm quen và có khả năng cầm bút vững, chắc ngay từ khi còn nhỏ giúp ích gì cho trẻ?

1. Lợi ích khi giúp trẻ làm quen việc cầm bút ngay từ khi còn nhỏ

1.1. Trẻ yêu thích với hoạt động cầm bút

Trẻ từ khi biết cầm nắm đồ vật đã có thể làm quen với việc cầm bút. Tuy nhiên nhiều phụ huynh cho rằng khi đó con đang nghịch và việc cầm bút chưa giúp ích được gì nhiều. Thực tế lại không phải như vậy. Khi trẻ được khám phá mực bút sẽ hiện ra trên giấy trắng, có thể tạo thành nhiều hình dạng, màu sắc theo ý thích, trẻ sẽ muốn được sử dụng bút nhiều hơn.

1.2. Trẻ được rèn luyện và chuẩn bị một cách vững chắc trước khi bước vào lớp Một

Khi trẻ được làm quen với hoạt động cầm bút phù hợp với lứa tuổi ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ rèn luyện được khả năng sử dụng bút của mình. Ở mỗi lứa tuổi trẻ sẽ có những cách cầm bút khác nhau, trẻ có khả năng sử dụng bút trơn tru và rõ ràng thì việc học viết sẽ trở nên dễ dàng, nhanh chóng bắt chước được các nét của chữ cái. Vậy phương pháp giáo dục Nhật Bản giúp trẻ yêu thích và rèn luyện khả năng cầm bút vững chắc theo từng lứa tuổi như thế nào?

2. Hoạt động giúp trẻ yêu thích với hoạt động cầm bút

2.1. Trẻ 1-2 tuổi

Ở lứa tuổi này, bố mẹ sẽ cho trẻ làm quen với hoạt động cầm nắm phù hợp với lứa tuổi của trẻ để con có sự thích khi được cầm nắm các đồ vật trước.

Ví dụ: Trẻ 1 tuổi có thể cầm nắm đồ ăn và trẻ 2 tuổi có thể cầm nắm thìa ăn.

2.2. Trẻ 3 tuổi

Trẻ từ 3 tuổi thường dùng nguyên nắm tay để cầm bút. Trẻ sẽ sử dụng lực của cả cánh tay và vai để đi bút. Lúc này trẻ có thể vẽ được các đường cong và đường thẳng nhưng đường vẽ vẫn rất lớn và chưa có độ chính xác. Bố mẹ có thể cho con sử dụng bút sáp màu to, tròn để trẻ làm quen sử dụng bút.

Ví dụ: Bố mẹ có thể sáng tạo ra một câu chuyện để cuốn hút trẻ tham gia. “Bây giờ con hãy vẽ những đường vòng để làm thành món mỳ ý cho các bạn ăn nhé”.

Ví dụ 2: Trẻ vẽ những gì làm con hứng thú. Nếu con thích các con động vật, bố mẹ có thể vẽ hình dạng 1 con sư tử và con sẽ vẽ thêm tạo thành chiếc bờm của sư tử. Hoặc vào một ngày trời mưa, mẹ vẽ các đám mây to để bé thêm vào bức tranh những đường thẳng như hạt mưa đang rơi xuống.

2.3. Trẻ 4 tuổi

Trẻ 4 tuổi có thể cầm bút bằng 3 hoặc 4 ngón tay để cầm bút. Lúc này cổ tay của trẻ đã có thể di chuyển linh hoạt hơn, vẽ được các hình dạng và đi theo nét có sẵn. Giai đoạn này bố mẹ có thể lựa chọn bút chì có 3 cạnh với kích thước bằng ngón tay cái người lớn để trẻ dễ dàng làm quen.

Ví dụ 1: Khuyến khích con vạch các đường thẳng đơn giản từ đầu trang đến cuối trang, từ lề trái sang lề phải tờ giấy và giúp con tưởng tượng như những đường thẳng để giúp các bạn tìm được đường đến với đồ ăn hay để chiếc đàn này có thể phát ra âm thanh,…

Ví dụ 2: Trẻ có thể cùng chơi với các bài mê cung, đi bút cẩn thận hơn bên trong con đường.

2.4. Trẻ 5 tuổi

Trẻ 5 tuổi dùng 3 ngón tay để cầm bút đúng cách, cổ tay linh hoạt và có thể vẽ được các nét thẳng và chính xác. Bố mẹ có thể hướng dẫn con sử dụng bút chì 3 cạnh nhỏ cùng với dụng cụ cầm bút để hỗ trợ con cầm bút chính xác hơn.

Ví dụ 1: Bố mẹ có thể tạo cơ cho bẽ viết và vẽ trên những vị trí khác nhau như: trên cát, trên bảng,..vẽ nối số theo thứ tự để tìm ra hình dạng phía sau là gì.

Ví dụ 2: Lúc này trẻ đã có thể thực hiện nhiều bài tập và các hoạt động cầm bút khác nhau. Bố mẹ có thể cùng hướng dẫn con các dạng bài tập khác nhau như quan sát hình mẫu, vẽ các nét còn thiếu,…

3. Phương pháp giúp trẻ cầm bút vững, chắc

3.1. Rèn luyện lực tay bằng các hoạt động

Trẻ yêu thích với việc cầm bút và có khả năng cầm bút vững, chắc ảnh hưởng rất nhiều từ sự chắc khỏe của các ngón tay. Khi có bàn khỏe, trẻ sẽ sử dụng bút linh hoạt và không cảm thấy quá mỏi khi làm quen với các hoạt động viết.

Ví dụ 1: Hoạt động sử dụng với kẹp quần áo: bố mẹ có thể cho con sử dụng kẹp quần áo cùng giúp mẹ phơi đồ. Bên cạnh đó, sử dụng kẹp xung quanh tấm bìa hình vuông, tròn, chữ nhật tạo thành các con vật cũng giúp trẻ thích thú

Ví dụ 2: Trò chơi sâu vòng, đan dây. Trò chơi giúp trẻ khéo léo sử dụng các ngón tay

3.2. Luyện tập bằng cách tập thể thao, nghệ thuật

Bên cạnh việc giúp trẻ có khả năng cầm bút vững, chắc thông qua các trò chơi, hoạt động với ngón tay, bố mẹ có thể khuyến khích và giúp con rèn luyện thông qua các hoạt động, bài tập thể thao và các môn nghệ thuật

Ví dụ: Các hoạt động gym dành cho lứa tuổi của con, môn Breaking dance hay chơi đàn piano cũng sẽ giúp cho lực ở các ngón tay và bàn tay của con được chắc khỏe hơn.

3.3. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cầm bút đúng

Khi trẻ đã có một bàn tay khỏe và lực các ngón tay tốt nhưng chưa cầm bút cầm được bút đúng bằng 3 hoặc 4 ngón tay như trên thì bố mẹ có thể giúp con cầm chắc bằng cách sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cầm bút.

Với 50 năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy, CODOMO CLUB Nhật Bản đã rất chú trọng xây dựng các hoạt động cầm bút và lựa chọn hoạt động phù hợp với lứa tuổi của trẻ thông qua chương trình học của mình