TẦM NHÌN TỪ VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHI NHẬN THỨC Ở TRẺ (PHẦN 2)

TẦM NHÌN TỪ VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHI NHẬN THỨC Ở TRẺ (PHẦN 2)

Năng lực phi nhận thức không thể được đo lường bởi kết quả dễ nhìn thấy được như điểm số nhưng nó sẽ trở thành sức mạnh ở bất kỳ thời điểm nào của cuộc sống. Vậy tại sao “Năng lực phi nhận thức” được quan tâm trên thế giới và làm cách nào giúp trẻ rèn luyện được năng lực này?

1. Tại sao “Năng lực phi nhận thức” được chú trọng?

Một trong những lý do giải thích cho điều này là kết quả nghiên cứu “Dự án mầm non Perry” của Tiến sĩ James Heckman, nhà nghiên cứu hàng đầu của Mỹ, người đạt giải Nobel Kinh tế năm 2000

Nghiên cứu được diễn ra liên tục trong 40 năm cho thấy kết quả những trẻ học mầm non có thu nhập cao hơn, tỷ lệ sở hữu nhà cao hơn và trình độ học vấn cao hơn những nhóm không học.

Kết quả này nhiều người cho rằng vì được học nên chỉ số IQ của trẻ tăng lên, tuy nhiên khi kiểm tra chỉ số thông minh của 2 nhóm trẻ, sự khác biệt về chỉ số IQ hầu như không có sự chênh lệch từ 8 tuổi, mặc dù nó đã tăng lên nhanh chóng khi học mầm non.

https://www.sukusuku.com/contents/qa/143200

Lý do trẻ có thể hạnh phúc, thành công hơn khi lớn lên không phải vì trẻ được cải thiện “Năng lực nhận thức” của mình thông qua dự án, mà bởi vì trẻ đã có được những “Năng lực phi nhận thức” ngay từ khi còn nhỏ dẫn đến ổn định tài chính khi trưởng thành.

2. Làm thế nào phát triển “Năng lực phi nhận thức”

2.1. Nuôi dưỡng “Năng lực phi nhận thức” qua hoạt động “CHƠI”

“CHƠI” là cách hiệu quả nhất để phát triển các “Năng lực phi nhận thức” của trẻ. Khi thực hiện phương pháp “CHƠI” này trẻ sẽ thể hiện được “Khả năng tự suy nghĩ của mình trong quá trình chơi như tìm ra được cách thực hiện.  

Ví dụ 1:  Ở trò chơi thủ công sử dụng các đồ vật quen thuộc như: cốc giấy, bút màu, lá rụng, giấy gấp… để tạo thành tác phầm. “Khả năng tự suy nghĩ” của trẻ sẽ được thể hiện trong quá trình thực hiện khi trẻ tự đặt các câu hỏi như  “Dùng đồ vật gì nhỉ?”, “Làm thành đồ vật gì được nhỉ?”. Cùng với đó, khi làm tác phẩm trẻ cũng sẽ phát triển được “Khả năng sáng tạo, sự khéo léo”.

“CHƠI” ở đây không chỉ giới hạn ở việc chơi với đồ chơi, các khối xếp hình, mà tất cả những gì trẻ thích thú đều được coi là chơi. Qua các trò chơi, trẻ cũng sẽ đồng thời cũng phát huy các năng lực phi nhận khác như “Khả năng giao tiếp với mọi người”, và cả “Năng lực nhận thức” của mình.

Ví dụ 2:  “Trò chơi đóng vai mua bán”, trẻ làm người bán hàng ở siêu thị sẽ giúp trẻ có được trí tưởng tượng và khả năng diễn đạt, sự linh hoạt khi giao tiếp với bạn bè. Khi trẻ chơi mua sắm con cũng phát triển các khả năng nhận thức như hiểu khái niệm về rau củ, hoa quả và thực hiện các phép tính hợp thành.

Nhiều phụ huynh thường băn khoăn phương pháp giáo dục phát triển “Năng lực phi nhận thức” dường như là những trò chơi trẻ đã được thực hiện nhiều lần và không nhận thấy được sự khác biệt. Tuy nhiên, “CHƠI” ở đây không chỉ dừng lại ở việc trẻ hoàn thành được trò chơi mà ngay cả khi trẻ đã hoàn thành, không thực được hoặc gặp khó khăn thì làm thế nào để khuyến khích trẻ thể hiện “Khả năng suy nghĩ” của mình.

Ví dụ 3: Ở hoạt động thủ công, trước khi con thực hiện, bố mẹ có thể hỏi con như “Con muốn làm gì với đồ vật này?” hoặc “Tại sao con lại làm hình này?”. Khi trẻ gặp khó khăn, bố mẹ đưa ra những gợi ý “Con thử làm cách này thì mẹ nghĩ sẽ phù hợp”. Ngay cả khi con làm hỏng, bố mẹ cùng con tìm nguyên nhân vì sao và thử thực hiện lại. Điều quan trọng là trẻ đã học được gì và cố gắng thực hiện đến cùng thông qua phương pháp “CHƠI”.

Còn tiếp….