Khám phá lễ hội Koinobori – dành riêng cho bé trai ở Nhật Bản

Khám phá lễ hội Koinobori – dành riêng cho bé trai ở Nhật Bản

Lễ hội Koinobori là một trong những nét văn hóa truyền thống độc đáo của Nhật Bản, được tổ chức hàng năm vào ngày Tết Đoan Ngọ (5/5). Điểm đặc biệt của lễ hội Koinobori đó là dành riêng cho những bé trai để cầu chúc sức khỏe và kiên cường như những chú cá chép vượt long môn hóa rồng.

Lễ hội được trang trí sặc sỡ từ nhiều cờ cá chép
Lễ hội được trang trí sặc sỡ từ nhiều cờ cá chép

1. Nguồn gốc và ý nghĩa lễ hội Koinobori

Vào thời Edo (1603 – 1868),  lịch sử đã ghi chép về sự xuất hiện của lễ hội Koinobori từ hàng ngàn năm về trước. Trong phiên âm tiếng Nhật, “koi” là cá chép; “nobori” tượng trưng cho hình ảnh những con cá bơi ngược từ dưới sông lên thác.

Cá chép là biểu tượng, đặc trưng không thể thiếu của lễ hội. Nguyên nhân người Nhật lấy cá chép là biểu tượng cho lễ hội Koinobori bởi họ chịu ảnh hưởng từ văn hóa truyền thống của người Trung Quốc trong sự tích cá chép vượt ngũ môn hóa rồng.

Người dân “đất nước mặt trời mọc” quan niệm rằng,  những bé trai tương lai sẽ trưởng thành, thuận lợi vượt qua ngũ môn để hóa rồng. Họ tin điều này  bởi cá chép là loài cá rất mạnh mẽ dù khi bị bắt, nấu sống cũng không giãy dụa nhiều như những loài cá khác.

Đây là một đức tính thể hiện sự dũng cảm, kiên cường và không sợ hãi như những samurai mà người Nhật muốn gửi gắm vào thế hệ tương lại.

2. Thời gian tổ chức

Nhật Bản cũng giống như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc đó là đều tổ chức Tết Đoan Ngọ vào 5/5 âm lịch. Sau này, người Nhật chuyển sang sử dụng dương lịch nên họ tổ chức lễ hội vào 5/5 dương lịch.

Tuy nhiên, không khó để bắt gặp người Nhật treo cờ cá chép từ cuối tháng 3 cho đến khi lễ hội kết thúc.

Lễ hội Koinobori được chính phủ Nhật công nhận là Quốc lễ vào năm 1948, là lễ hội cho các bé trai trên toàn nước nhật.

Thị trấn Kanna, tỉnh Gunma là nơi đầu tiên tổ chức lễ hội Koinobori Matsuri từ năm 1981. Hiện nay, đây vẫn là nơi tổ chức lễ hội nhộn nhịp nhất trên cả nước Nhật. Trải dài theo dòng sông Kanna là 800 lá cờ cá chép bay phất phới tạo nên nét văn hóa độc đáo của vùng. Mỗi dịp lễ hội diễn ra, Gunma lại trở thành một điểm du lịch tấp nập với nhiều không gian và loại hình hấp dẫn.

3. Những điểm độc đáo của lễ hội Koinobori

a. Đèn lồng cá chép

Đèn lồng cá chép là linh hồn của lễ hội Koinobori, thường được làm từ vải. Phía bên ngoài cờ được trang trí với nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, đen, xanh.

Cờ được sáng tạo thành hình con cá chép rỗng ở phía trong và miệng của cá chép được gắn một vòng tròn giúp cờ có thể đón gió bay lên.

Cờ cá chép được chế tạo với nhiều kích thước to nhỏ khác nhau, có loại nhỏ vài chúc centimet, có loại lớn dài 10m. Loại cờ cá chép phổ biến nhất là cờ dài khoảng 1,5 mét. Loại cờ lớn nhất từng được biết đến là cờ cá chép dài 100m nặng  350kg ở Kanzo thuộc tỉnh Saitama.

Thông thường, các gia đình thường treo cờ cá chép ở trước cổng nhà bằng một cây sào dài. Trong lễ hội không có quy định về số lượng đèn cá chép sẽ treo nên họ thường treo ít nhất 3 – 5 đèn.

Cờ cá chép - biểu tượng cua lễ hội Koinobori
Cờ cá chép – biểu tượng cua lễ hội Koinobori

b. Những món ăn truyền thống

Các món bánh truyền thống không thể thiếu trong lễ hội phải kể đến như mochi, Obento, hay các món bánh có hình dạng cá chép để mời khách.

Vào ngày lễ hội diễn ra, các bé trai thường sẽ mời bạn bè tới nhà để “khoe” về những chiếc đèn lồng cá chép sắc sẽ và cùng thưởng thức món bánh cá chép ngon tuyệt của gia đình mình.

Các bé trai cũng được bố mẹ sắm một hình samurai theo phong cách cổ từ thời Edo để bé cảm nhận về truyền thống anh hùng và tinh thần samurai.

Những món ăn truyền thống không thể thiếu trong lễ hội
Những món ăn truyền thống không thể thiếu trong lễ hội

4. Các hoạt động khám phá lễ hội Koinobori tại trung tâm KIZUKI

Nối tiếp chuỗi sự kiện văn hóa Nhật Bản dành cho bố mẹ và các con mà trung tâm Kizuki đã tổ chức. Trong tháng 5, các cô tại KIZUKI đã mang lễ hội Koinobori đến với trung tâm.

Sự kiện đón lễ hội Koinobori được tổ chức tại trung tâm KIZUKI
Sự kiện đón lễ hội Koinobori được tổ chức tại trung tâm KIZUKI

Chúng ta sẽ cùng:

  • Tìm hiểu lễ hội qua các câu đố, học từ vựng
  • Làm dây cá chép, mũ Kabuto đậm chất “Samurai” Nhật Bản
  • Gấp origami Nhật Bản
  • Cùng rất nhiều game tư duy ngôn ngữ dành riêng cho các bé
Tác phẩm đáng yêu từ các bạn nhỏ tại KIZUKI
Tác phẩm đáng yêu từ các bạn nhỏ tại KIZUKI

Chắc chắn rằng, qua những hoạt động của lễ hội, con sẽ hiểu hơn về ngày lễ Koinobori cũng như thêm yêu thích văn hóa, con người, đất nước và giáo dục Nhật Bản.