Tầm nhìn từ việc phát triển “Năng lực phi nhận thức” ở trẻ (Phần 1)

Tầm nhìn từ việc phát triển “Năng lực phi nhận thức” ở trẻ (Phần 1)

Ba mẹ đã từng nghe hay biết đến cụm từ “Năng lực phi nhận thức” hay “Khả năng phi nhận thức” chưa? Đây là một khả năng đang được quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục mầm non trên thế giới những năm gần đây. Khả năng này được ví như một sức mạnh có ích trong suốt cuộc đời trẻ. Nó giúp trẻ đạt được thành công trong tương lai. Vậy “Năng lực phi nhận thức” là gì và làm thế nào để rèn luyện được năng lực này?

1. Năng lực phi nhận thức là gì?

1.1. Định nghĩa

Năng lực của con người có thể chia thành 2 loại lớn là “Năng lực nhận thức” và “Năng lực phi nhận thức”

“Năng lực nhận thức” là năng lực trí tuệ có thể được đo lường, đánh giá bằng điểm như chỉ số IQ (chỉ số thông minh). Chỉ số IQ được biết đến phổ biến và là một trong những chỉ số dễ sử dụng để bố mẹ có thể hiểu được khả năng của con mình.

Mặt khác, “Năng lực phi nhận thức” là khả năng dựa trên điểm mạnh của từng cá nhân mà không thể đo lường được thông qua các bài kiểm tra, điểm số. Chẳng hạn như khả năng “giao tiếp với người xung quanh”, “tạo ra ý tưởng mới”, “kiên trì làm việc đến cùng”, “tự tin vào bản thân”…

Khi giáo dục sớm cho con, bố mẹ thường chú trọng phát triển “Năng lực nhận thức” vì có thể dễ dàng nhìn thấy kết quả và so sánh thông qua các điểm số. Tuy nhiên, năng lực trong cuộc sống, tinh thần không thể định đo lường gọi là “Năng lực phi nhận thức” được các nghiên cứu chỉ ra rằng là năng lực dẫn đến thành công trong tương tai của trẻ.

1.2. “Năng lực phi nhận thức” gồm những năng lực gì?

Những khả năng trong “Năng lực phi nhận thức” được các nhà nghiên cứu định nghĩa, đặt tên theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên dưới đây là một ví dụ:

Nhìn theo các khả năng này, cụm từ “Năng lực phi nhận thức” đã trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn rất nhiều. Chắc hẳn các phụ huynh cũng đã từng nghe hoặc quan tâm đến một trong những khả năng trên trong quá trình nuôi dạy con.

Ví dụ 1: Năng lực nhận thức bản thân

Năng lực này ở trẻ được thể hiện khi trẻ tin rằng mình có thể làm được những điều mà mình muốn. Trẻ thích gấp giấy hình bông hoa và khi nhìn thấy hướng dẫn trẻ muốn thử làm và tin mình có thể gấp được.

Ví dụ 2: Động lực, có ý chí

Khi trẻ có động lực, trẻ sẽ say mê làm những gì trẻ muốn hoặc trẻ thích. Điều bố mẹ có thể nhận đó là khi trẻ tập trung làm những gì mình thích, trẻ sẽ không để ý mọi người xung quanh. Trẻ có thể ngồi tập trung đến hơn một giờ đồng hồ để có thể xếp bộ lego mà mình yêu thích.

Ví dụ 3: Sự nhẫn nại, có tinh thần vượt khó

Đây là năng lực giúp ích rất nhiều không chỉ trong quá trình học tập mà cả trong công việc sau này của trẻ. Trẻ có thể làm nhanh các phép toán, phân biệt các hình khối, tuy nhiên khi gặp một bài toán khó trẻ không bỏ cuộc mà có thể thử bằng nhiều cách làm khác nhau hay đưa ra đề nghị giúp đỡ để hoàn thành bài toán đến cùng.

Ví dụ 4: Năng lực hòa nhập xã hội, giao tiếp với những người xung quanh

Năng lực này có thể được thể hiện khi trẻ chơi cùng các bạn. Một số tình huống thường xảy ra như con muốn mượn đồ chơi của bạn, bạn muốn mượn đồ chơi của con, bạn bị ngã khi đang chơi và khóc,… Ở mỗi tình huống, trẻ có thể an ủi khi bạn khóc, đề nghị mượn đồ của bạn hay cho bạn mượn đồ chơi của mình cũng sẽ thể hiện khả năng giao tiếp, quan tâm đến cảm xúc của người xung quanh.

Năng lực phi nhận thức không thể được đo lường bởi kết quả dễ nhìn thấy được như điểm số nhưng nó sẽ trở thành sức mạnh ở bất kỳ thời điểm nào của cuộc sống. Vậy năng lực này có thể rèn luyện hay không và làm cách nào giúp trẻ rèn luyện được?

Còn tiếp…