2.2. Nuôi dưỡng “Năng lực phi nhận thức” từ việc để trẻ làm những gì mình thích
Ngoài các trò chơi được hướng dẫn, trẻ luôn có hứng thú quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Vì vậy đôi khi trẻ có những trò chơi, hành động mà với người lớn thì điều đó có vẻ không mang lại nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, việc khuyến khích và để trẻ được làm những gì mình thích sẽ giúp trẻ phát triển “Năng lực tự nhận thức” và “Động lực, ý chí” của bản thân.
Ví dụ 1: Trẻ thích thú với việc tung khăn mùi xoa lên trời sau đó đỡ sao cho chiếc khăn rơi được vào đầu. Có thể người lớn nhận thấy hành động này của trẻ có vẻ vô nghĩa, tuy nhiên sau rất nhiều lần làm rơi khăn xuống đất nhưng trẻ vẫn kiên trì, cố gắng thực hiện lại cho đến khi đầu đỡ được chiếc khăn thể hiện “Năng lực tự nhận thức” và “Đông lực, ý chí”, trẻ tin mình có thể làm được và kiên trì thực hiện.
Bên cạnh đó, khi trẻ chơi các trò chơi khác nhau, người lớn có thể đưa ra những hướng dẫn chơi đôi khi không thực sự cần thiết với trẻ. Chẳng hạn yêu cầu trẻ cần tô màu đỏ cho mặt trời, phải dùng giấy màu cam gấp quả bí ngô,…Việc để trẻ được tự do lựa chọn, chơi những gì mình thích sẽ giúp trẻ phát huy “Sự tự tìm hiểu” và “Sự tự tin” vào bản thân.
Ví dụ 2: Trẻ thích thú với hoạt động tô màu, khi trẻ tự do lựa chọn những màu sắc cho từng chi tiết, trẻ cũng sẽ suy nghĩ tìm màu sắc phù hợp. Cùng với đó, khi hoàn thành bức tranh, nhận được lời khen ngợi, trẻ sẽ cảm nhận mình làm được mà muốn làm nhiều hơn nữa.
“Năng lực phi nhận thức” rất đa dạng có thể nuôi dưỡng thông qua rất nhiều các hoạt động khác nhau nên khi để trẻ được làm những gì mình thích sẽ giúp trẻ phát huy một cách tự nhiên các năng lực của mình. Trong quá trình trẻ chơi, người lớn quan sát và đảm bảo an toàn cho trẻ.
2.3. Nuôi dưỡng “Năng lực phi nhận thức” qua tương tác với mọi người xung quanh
Việc tương tác với mọi người xung quanh sẽ giúp trẻ phát triển “Năng lực hòa nhập xã hội”. Trẻ có rất nhiều cơ hội để giao lưu với bạn bè và mọi người xung quanh. Có rất nhiều điều để học hỏi trong việc “tương tác với mọi người” khi trẻ cùng chơi với các bạn.
Ví dụ: Khi trẻ chơi cùng nhau sẽ xảy ra các tình huống như bạn cho con mượn đồ chơi, hay con làm bạn khóc,… Trong mỗi tình huống đó, trẻ sẽ học được cách xử lý như nói lời cảm ơn hay xin lỗi. Hoặc khi con muốn mượn đồ của bạn, con cũng sẽ học được cách thương lượng như “đổi đồ chơi” cho bạn,… Mỗi một tình huống đều giúp trẻ nuôi dưỡng “Năng lực hòa nhập xã hội”, tự tin giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh mình.
Bên cạnh các hoạt động chơi đồ chơi cùng với bạn, thì các hoạt động như phát biểu, kể câu chuyện của mình với mọi người xung quanh cũng sẽ giúp trẻ học được cách tương tác với mọi người như biết lắng nghe khi mọi người nói, nhìn vào mọi người khi phát biểu,… Thông qua đó tăng khả năng ngôn ngữ giúp trẻ nâng cao “Sự tự tin” của bản thân mình.
“Năng lực phi nhận thức” không thể định lượng được bởi kết quả nhìn thấy bằng con số như chỉ số IQ, tuy nhiên, nó có thể làm phong phú cuộc sống với sức mạnh cần thiết ở bất kỳ thời điểm nào.
Tại lớp học CODOMO CLUB Nhật Bản – Giáo dục mầm non chuyên sâu, chương trình học 8 nội dung kết hợp đồng hành phụ huynh sẽ giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên các “Năng lực phi nhận thức” thông qua giao tiếp với bạn bè, giáo viên và học tập một cách vui vẻ. “Năng lực phi nhận thức” được nuôi dưỡng bằng những trải nghiệm khác nhau ngay từ khi còn nhỏ sẽ mở ra những khả năng cho chính trẻ.